By quanly 18 Tháng Mười Hai, 2023 0 Comments
Khoảng 40% dân số toàn cầu bị mẫn cảm ngà răng (DH)
DH thường xảy ra khi phần ngà răng vốn ẩn giấu bị lộ ra ngoài (thường do tụt nướu hoặc mòn men răng). Ngà răng chứa hàng ngàn kênh (được gọi là ống), chạy từ bề mặt của nó đến tủy chứa dây thần kinh ở trung tâm của nó. Bên trong các ống này có chất lỏng và sự gián đoạn dòng chảy của chúng bởi các kích thích như thay đổi nhiệt độ, áp suất không khí và đường là nguyên nhân gây ra cơn đau nhói liên quan đến DH.
Vấn đề răng ê buốt là một nỗi ám ảnh đối với hầu hết mọi người bởi cảm giác ê buốt răng thật khó chịu. Những ngày nắng nóng, bạn khó có thể uống một ly nước lạnh, thưởng thức một cây kem hay dùng món salad chua ngọt yêu thích. Và đặc biệt hơn nữa là công việc buộc phải nêm nếm thức ăn hằng ngày, bạn hầu như không thể tập trung hết mình khi gặp vấn đề răng ê buốt.”

Vì ê buốt răng không gây nguy hiểm tức thời nên nhiều người không quan tâm đến nó. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng không được giảm bớt thì theo thời gian ngà răng sẽ lộ ra ngày càng nhiều, dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng khác cho răng miệng.

Những đối tượng dễ bị ê buốt răng:

· Phụ nữ mang thai

· Phụ nữ cho con bú

· Phụ nữ trong độ tuổi từ 20 đến 50 và dễ bị hơn nam giới

· Người bị tật nghiến răng khi ngủ

· Người có thói quen dùng thức ăn đồ uống quá nóng, quá lạnh hay quá ngọt, quá chua

· Những người có tiền sử bệnh răng miệng như tụt lợi, nha chu, viêm lợi, viêm quanh răng…

Cách nhận biết sớm răng ê buốt:

· Từng có cảm giác nhói buốt hoặc đau khi hít thở trong không khí lạnh

· Thỉnh thoảng có cảm giác nhói buốt hoặc đau khi sử dụng thức ăn hay đồ uống nóng, lạnh, ngọt, chua…

Những thói quen tốt phòng ngừa và chăm sóc răng nhạy cảm – Răng ê buốt:

Dưới đây là một số cách chăm sóc răng ê buốt đơn giản, bạn có thể tìm hiểu rõ để giúp sức khỏe răng miệng của mình ngày một tốt hơn:

· Dùng kem đánh răng chuyên dụng dành cho răng ê buốt STop Sensitivity edel+white Thụy Sĩ để có thể giúp giảm hiện tượng ê buốt răng hiệu quả và ngăn ngừa hư tổn men răng.

· Thay đổi cách chải răng – chải răng nhẹ nhàng, dùng bàn chải có lông chải mềm và chuyên dụng cho răng ê buốt, tránh chải răng ngay sau khi ăn hoặc uống những thức ăn chứa nhiều acid.

· Súc miệng bằng nước muối hoặc dung dịch có chứa fluoride.

· Tránh thói quen nghiến răng và yêu cầu bác sĩ nha khoa cung cấp công cụ bảo vệ răng chuyên dụng về đêm.

· Thường xuyên kiểm tra răng miệng định kỳ

Gọi cho chúng tôi ngay
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?
024 3732 6466